2 giải pháp chống thấm cho sàn mái
hiệu quả 100%
Chống thấm cho sàn mái là một chủ đề đặc biệt được quan tâm gần đây, khác với chống nóng, dễ nhận biết và dễ xử lý, thì việc chống thấm khó khăn hơn nhiều. Thông thường khi công trình được đưa vào sử dụng một thời gian, gia chủ mới phát hiện ra hiện tượng thấm dột. Khi đó mới bắt đầu đi tìm nguyên nhân và giải pháp.
Như chúng đã biết nước bao phủ khoảng 70-80% bề mặt Trái Đất, nước có ở khắp nơi, trên trời, dưới đất...nước từ thiên nhiên, nước từ hệ thống cấp thoát nước. Nói tóm lại, nước là một phần thiết yếu của cuộc sống, không thể tách rời.
Vì vậy, thấm dột là điều không thể tránh khỏi, nhất là mỗi mùa mưa tới, vị trí trần nhà luôn là nơi chịu tác động nhiều nhất, đem lại những cảm giác phiền toái, khó chịu cho gia đình bạn. Nên cần phải có giải pháp chống thấm ngay từ thời điểm bắt đầu xây dựng, để tránh những phiền toái sau này.
Figure 1 trần nhà thấm nước
Gần đây chúng tôi nhận được rất nhiều những câu hỏi từ phía khách hàng rằng, có thực sự phải chống thấm không, và nếu cần phải chống thấm thì dùng vật liệu gì để chống thấm hiệu quả?
Với tất cả chân tình của mình, chúng tôi muốn đưa ra lời khuyên cho bạn rằng chống thấm là vô cùng cần thiết, nó là cách để bạn tiết kiệm thời gian, tiền bạc, sức lực của mình.
Và nó chỉ chiếm khoảng từ 2-5% trong tổng chi phí xây dựng nhà bạn, nhưng bạn hãy tưởng tượng xem nếu công trình nhà bạn không được chống thấm từ đầu, thì mức phí sửa chữa bạn sẽ phải bỏ ra là bao nhiêu??
Thứ 1: Thấm bắt nguồn từ nước tất nhiên rồi, ở đâu có nước là ở đó có thấm, nước từ hệ thống thoát nước thì có thể kiểm soát được còn nước từ trên trời thì không. Và mỗi mùa mưa tới, bạn lại cảm thấy đau đầu vì trần nhà mình xuất hiện những vệt loang lổ, gây mất thẩm mỹ.
Thứ 2: Do đặc điểm của bê tông có sự co ngót, mùa hè nắng nóng nở ra, mùa đông co lại, thời tiết chênh lệch thất thường khiến bê tông bị “sốc nhiệt”. Lâu ngày sẽ sinh ra những vết gãy, nứt chân chim.
Thứ 3: Hệ thống thoát nước kém, bị đọng nước lâu ngày cũng gây nên hiện tượng thấm dột ở những vị trí khe nối tiếp giáp.
Thứ 4: Do sử dụng loại vật liệu chống thấm không phù hợp với công trình, chất chống thấm không tốt, không đảm bảo chất lượng, nên không có sự biến đổi khi thời tiết không thuận lợi.
Và dù nguyên nhân là khách quan, hay chủ quan thì khi trần nhà bạn bị thấm dột rồi thì nó không những đem lại phiền toái khó chịu, mà còn là nguy cơ tiềm ẩn cho sức khỏe của gia đình bạn.
Lắp mái che để ngăn nước mưa.
Trát vữa có trộn phụ gia chống thấm phủ lên bề mặt tường bị nứt nẻ, thấm dột.
Sử dụng vật liệu trang trí có khả năng thấm nước.
Tuy nhiên những giải pháp trên chỉ là tạm thời, chỉ giúp bạn giải quyết được vấn đề trước mắt, nhưng để trị được hoàn toàn bệnh thấm dột thì cần phải có quy trình chống thấm cụ thể, và phải trị được tận gốc rễ của vấn đề.
Vậy hãy cùng Công Ty Dịch Hồng Hawa đi tìm hiểu một số giải pháp chống thấm sàn mái phổ biến hiện nay.
Đây là một loại nhựa có khả năng chịu nhiệt rất tốt trong môi trường chất lỏng, cách chống thấm này được khá nhiều gia đình sử dụng, hãy cùng điểm qua một số ưu điểm và nhược điểm của phương pháp này như sau:
Ưu điểm: Không thể phủ nhận rằng, phương pháp này có nhiều ưu điểm như dễ thi công, nhanh gọn và chống thấm hiệu quả, chỉ cần bóc lớp màng silicon ra là có thể dán trực tiếp lên bề mặt cần chống thấm.
Nhược điểm: Tuy nhiên vì là dạng tấm nên sẽ xuất hiện những mối nối giữa các tấm màng, nên xét về độ bền thì không cao.
Figure 2Màng chống thấm tự dính
Đây là một loại màng chống thấm dẻo được sản xuất từ hỗn hợp bitum và hợp chất polymers APP
Ưu điểm của phương pháp này khả năng chống thấm cao, có khả năng chịu nhiệt, chống tia UV, không kén bề mặt, và thân thiện với môi trường.
Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này vẫn là thi công phức tạp, đòi hỏi kỹ thuật gia nhiệt phải chuẩn để tạo độ kết dính. Và cũng là dạng tấm như loại màng tự dính nên việc xuất hiện những mối nối là không thể tránh khỏi, nên xét về tuổi thọ và độ bền không được đánh giá cao.
Figure 3Chống thấm bằng màng khò nóng
Ngoài ra còn có nhiều cách để thi công chống thấm sàn mái khác như sử dụng nhựa đường, sơn chống thấm, hoặc keo chống thấm...Tuy nhiên các phương pháp đó còn tồn tại khá nhiều những bất cập, sự khôn ngoan lựa chọn của chủ nhà, cũng như đạo đức của chủ thầu xây dựng là nên lựa chọn đơn vị chống thấm uy tín, sản phẩm phù hợp ngay từ ban đầu khi thi công xây dựng.
Figure 4Keo chống thấm CT-02
Giải pháp thứ 1 chúng tôi muốn tư vấn tới quý khách hàng đó là sử dụng thêm phụ gia chống thấm CT-02 vào vật liệu bê tông vữa để chống thấm cho sàn mái
Chắc hẳn gần đây quý khách có nghe cánh thợ bàn tán về chất phụ gia trong xây dựng, và bản chất của phụ gia chống thấm bê tông vữa chính là một loại vật liệu chống thấm phổ biến trong thi công, khi trộn hợp chất này vào vữa hoặc bê tông, chúng làm tăng khả năng chống thấm cũng như tăng độ dẻo và liên kết chắc tốt, độ bền và giãn nở.
Khi trộn CT-02 + xi măng sẽ tạo thành lớp hồ dầu dạng sệt để láng bề mặt công trình thêm nhẵn và chống thấm hiệu quả.
Còn khi trộn CT-02+ Xi măng+ Cát theo tỷ lệ thông thường sẽ tạo thành khối vữa đồng nhất có độ kết dính cao và chống thấm cực tốt, làm tăng độ kết dính bê tông cũ và mới, tạo thành khối đồng nhất giúp bê tông không bị lão hóa theo thời gian, cũng như tăng tuổi thọ cho sản phẩm khi được trộn với CT-02.
Quý khách trộn keo chống thấm CT-02 theo tỷ lệ (1.5-2kg keo CT-02 + 1 bao xi măng + cát và nước theo tỷ lệ định mức vữa xây trát truyền thống) trộn thật nhuyễn để tạo thành khối vữa đồng nhất, dùng bay hoặc máy phun bê tông phun lên bề mặt sàn, tạo thành một bề mặt chống thấm.
Trước khi thi công phun bê tông chống thấm, quý khách cần phải chuẩn bị bề mặt sàn thật đảm bảo mới tiến hành chống thấm.
Đục bỏ những lớp vữa thừa, mục, rỗ, những vị trí khiếm khuyết thì dùng vữa trám lại. Tạo nhám, và phun nước để tạo độ ẩm.
Quý khách trộn CT-02 theo tỷ lệ trộn như sau: (1kg CT-02 + 3kg xi măng + 6kg cát +1kg nước, trộn đều nhuyễn thành khối vữa dẻo cán lớp vữa dày từ 1 -1,5cm, sử dụng cho 0,7 – 1 m2
Sau khi lớp vữa thứ nhất khô, láng tiếp lớp vữa hồ dầu CT-02 theo tỷ lệ: (1kg CT-02 +1,5kg xi măng + 0,2 kg nước), khuấy đều thật nhuyễn, vừa đủ độ dẻo sệt, láng lớp hồ dầu CT-02 lên bề mặt dày từ 2 – 3 mm, sử dụng cho 2- 3 m2.
Để tăng thêm tính thẩm mỹ, cũng như bảo vệ lớp sàn mái, quý khách có thể lát thêm gạch lên trên.
Figure 5Chất chống thấm BR-002
Khả năng chống thấm cực cao, độ bền vượt trội, nếu thi công đúng quy trình, và vật liệu đảm bảo, tăng tuổi thọ công trình ít nhất từ trên10 năm.
Dễ thi công, có thể dùng rulo lăn hoặc chổi sơn để quét hoặc dùng máy phun.
Sau khi thi công xong có độ đàn hồi cao, có thể kéo dài và tự co lại, tự hàn gắn lại sau khi bị tác động bằng lực mạnh, và sự biến đổi của thời tiết.
Là sản phẩm hữu cơ, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường.
Tính ứng dụng cao, thi công được ở nhiều vị trí, và tốt nhất là sàn vệ sinh, và sàn mái.
Đối với công trình mới, thì việc thi công chống thấm trần dễ dàng hơn nhiều, khi bề mặt trần đã khô hoàn toàn thì bạn có thể tiến hành chống thấm được.
Pha loãng chất chống thấm BR-002 với nước sạch theo tỷ lệ ̣(1kg BR-002+2L nước sạch) khuấy đều, quét lớp 1 lên bề mặt trần.
Sau khi lớp 1 đã khô tiếp tục quét lớp 2, sử dụng BR-002 nguyên chất.
Tiến hành đo đạc và cắt lưới gia cố polyester hoặc vải thủy tinh dán thành góc vuông.
Cuối cùng là quét lớp nguyên chất thứ 3 BR-002 lên là bạn đã hoàn thành công đoạn chống thấm cho trần nhà mới.
Và để hoàn thiện công trình, bước cuối cùng là láng một lớp vữa lên bề mặt chống thấm, vừa để bảo vệ lớp chống thấm, vừa tăng độ thẩm mỹ cho công trình.
Đối với trần nhà cũ công đoạn thi công có phần phức tạp hơn, nhưng nếu bạn thi công đúng cách thì không có gì phải lo lắng cả.
Trước tiên cần chuẩn bị bề mặt, bạn cần đục sâu và loại bỏ lớp bê tông đã cũ, cũng như các lớp rêu mốc bám trên trần nhà, sau đó tiến hành vệ sinh sạch sẽ, rửa sạch bằng nước, để bề mặt thi công thật khô ráo.
Sau khi loại bỏ các lớp vôi vữa cũ, bạn dùng bay láng một lớp vữa bê tông lên các vị trí đã đục khoét, nhằm tạo độ phẳng và để liên kết giữa vật liệu cũ và vật liệu mới.
Khi bề mặt trần đã hoàn toàn đảm bảo chất lượng chúng ta tiến hành bắt tay vào công đoạn chống thấm.
Các bước thi công chống thấm cho sàn mái chúng ta cũng sẽ thực hiện thi công trình tự như với bề mặt sàn cũ, quý khách có thể tham khảo ở phần trên tôi có nói.
Sau khi chống thấm xong, quý khách có thể sử dụng thêm lớp vữa bảo ôn của công ty Dịch Hồng Hawa, không những tăng thẩm mỹ cho công trình, mà còn điều hòa nhiệt độ, giúp căn nhà của quý khách luôn mát mẻ về mùa hè, ấm áp vào mùa đông.
Chi tiết về vật liệu vữa bảo ôn chống nóng cho sàn mái tại đây.
Không thể phủ nhận chất chống thấm BR-002 là một dòng vật liệu cao cấp, nó giải quyết hết được những vấn đề mà những vật liệu khác đang gặp phải. Không những dễ thi công, độ đàn hồi cao, chống thấm vô cùng hiệu quả và còn rất bền với thời gian.
Trên đây là hai phương án chống thấm cho sàn mái chúng tôi đưa ra để quý khách hàng lựa chọn.
Để tiết kiệm chi phí, quý khách có thể sử dụng một trong hai lựa chọn trên, nhưng chúng tôi luôn khuyến khích rằng, khi kết hợp hai phương án trên lại, thì mức độ chống thấm cho sàn mái nhà quý khách sẽ được tăng cao gấp nhiều lần.
Figure 6Vật liệu chống thấm Hawa
Giữa vô vàn những đơn vị thi công, vật liệu chống thấm trên thị trường, chúng tôi hy vọng quý khách hàng sẽ có sự lựa chọn thông thái nhất cho công trình nhà mình. Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ dưới đây.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH HỒNG HAWA
CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH HỒNG HAWA
Địa chỉ: VPGD: 1012A Đường Láng – Đống Đa – Hà Nội
Showroom nội thất: Tầng 1 tòa nhà 188 Trường Chinh - Đống Đa – Hà Nội (ĐT: 0243 854 8555)
Cửa hàng tại Hà Nội: 1012A Đường Láng – Đống Đa – Hà Nội (ĐT: 0243 248 4993)
Cửa hàng tại Bắc Ninh: Dốc Tiêu - phố Mới - Tương Giang - Từ Sơn - Bắc Ninh (ĐT: 0222 3833 688)
Cửa hàng tại Quảng Ninh: 82 Kênh Liêm – Hạ Long – Quảng Ninh (ĐT: 0203 361 1559)
Nhà máy sản xuất: Tương Giang – Từ Sơn – Bắc Ninh (ĐT: 0222 374 7373)
Hotline 24/7: 0915 353 009
Email: dichhonghw@gmail.com
Website: trangtridichhong.com.vn
Fanpage: facebook.com/Dichhonghawa
Bài viết khác
Công trình tiêu biểu